1. Rau thuộc họ hoa Thập tự: Trong các loài rau thuộc họ hoa Thập tự như Súp-lơ, Cải thảo ...chứa chất có nhiều hoạt tính sinh học-Isothiocyanate (ITC) , không những có lợi cho thải sạch rác thải khỏi đường ruột, mà còn có tác dụng phòng chống ung thư.
Để giữ lại thành phần dinh dưỡng tối đa, loài rau này không nên chế biến trong thời gian quá dài, Súp-lơ có thể xào không hoặc ăn dạng luộc.
2. Hành Tây: Trong đường ruột của con người, vi khuẩn hữu ích và vi khuẩn gây bệnh chung sống với nhau, khi vi khuẩn gây bệnh chiến thắng được vi khuẩn hữu ích, thì sự cân bằng giữa các loài vi khuẩn sẽ bị phá vỡ, có thể dẫn đến các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy v.v.
Để bổ sung dinh dưỡng cho vi khuẩn hữu ích trong đường ruột, kích thích chúng sinh trưởng, cần phải ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng đường thấp, chính hành Tây là một trong những thực phẩm đó. Bên cạnh đó, hành Tây còn có tác dụng phòng chống ung thư, hạ thấp colexteron, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ăn hành Tây sống sẽ thu được hiệu quả tốt nhất trong chăm sóc sức khỏe.
3. Tỏi: Trong tỏi chứa thành phần Allimin,
loại chất có tác dụng lớn mạnh trong chống vi khuẩn, có thể tăng cường sức sống của tế bào, tăng nhanh sự nhu động của đường ruột và dạ dày, thúc đẩy trao đổi chất, làm dịu chứng mệt mỏi. Để đảm bảo chức năng chăm sóc sức khỏe của Tỏi, chuyên gia đề nghị con người chúng ta tốt nhất tuân thủ nguyên tắc "ăn Tỏi sống không ăn Tỏi chín, ăn Tỏi giã vụn không ăn Tỏi củ".
4. Đậu các loài: Trong các loài Đậu chứa rất nhiều xơ thực phẩm không hòa tan trong nước, rút ngắn thời gian thực phẩm dừng lại trong đường ruột, đề phòng táo bón, hạ thấp rủi ro ung thư kết tràng (ruột già).
Trong các loài Đậu như đậu Nành, đậu Đen chứa hàm lượng Lecithin cao, là cao thủ phân hủy dầu, mỡ và thúc đẩy trao đổi chất béo. Trường hợp ăn hỗn hợp ngũ cốc và các loài đậu, tỷ lệ tận dụng Protein có thể đạt 73%, tương đương ăn thịt động vật, trong khi đó ăn riêng ngũ cốc và các loài đậu thì tỷ lệ tận dụng protein sẽ thấp hơn nhiều.
5. Rong biển, Mộc nhĩ: Trong Rong biển và Mộc nhĩ chứa chất keo thực vật rất cao, có thể trợ giúp bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể, đề phòng táo bón, làm sạch đường ruột, hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể con người.
6. Ngũ cốc: Yến mạch, gạo Lốc v.v chứa hàm lượng xơ thực phẩm hòa tan trong nước rất cao, có thể hạ thấp colexteron, làm sạch đại tràng và dạ dày, điều tiết đường huyết, trợ giúp đường ruột thải ra chất có độc hại dẫn đến ung thư. Chuyên gia đề nghị, khi nấu cơm có thể cho thêm vài nắm gạo Lốc, trường hợp nấu cháo hoặc xay sữa đậu cũng có thể cho thêm chút Yến mạch, như vậy vừa có thể tăng thêm dinh dưỡng, mà còn ăn ngon miệng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét